Enter your keyword

Put your ad code here

Khám phá thành phố biển Nha Trang

By On tháng 8 31, 2017
(CNO) - Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa, là một trong những thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các bãi biển dọc chiều dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du khách trong và ngoài nước. Đến với Nha Trang, du khách có nhiều lựa chọn để tham quan, trải nghiệm và khám phá những nét độc đáo của xứ Trầm Hương.

+ Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà tọa lạc ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía Bắc, là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Champa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIII. Đây là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, cao khoảng 50m so với mực nước biển.

Tổng thể kiến trúc của Khu Tháp Bà Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng ngày nay không còn nữa. Tiếp theo là những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Ở tầng giữa là nơi dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật, với chiều dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác, bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ. Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.

Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp tọa lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây khít mạch. Tháp thờ chính ở dãy trước cao khoảng 23m, thờ nữ thần Ponagar, mà theo sử sách, nữ vương Ponagar, còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Inunagar là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo.
Dulichgo
Tháp Ponagar có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần, hình thú bằng đá. Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin và các tượng linh vật.

Từ ngày 21 đến ngày 23/3 âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Tháp Bà với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm.

Tại tháp bà Ponagar Nha Trang còn có một đội múa Chăm biểu diễn hàng ngày để phục vụ du khách. Không sử dụng “sân khấu hóa”, các thiếu nữ được tuyển chọn từ cộng đồng dân tộc Chăm trên nền nhạc truyền thống đã thể hiện tâm tư tình cảm của mình, tình yêu lứa đôi nam nữ, ca ngợi tinh thần lao động… khiến cho không khí ở Tháp bà thêm nhộn nhịp, vui tươi, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

+ Nhà thờ Đá Nha Trang

Nằm ngay giữa trung tâm thành phố, nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi.

Nhà thờ được dựng nên bởi các khối đá lập thể vương dần từ thấp lên cao. Trên cùng là đỉnh tháp chuông nơi đặt thánh giá. Nhà thờ có mái vòm rộng, nhiều ô cửa có họa tiết đặc trưng phong cách gothic của Tây Âu.
Dulichgo
Điểm nổi bật nhất của nhà thờ là nhà nguyện. Bước vào nhà nguyện là một không gian mênh mong, yên tỉnh, thoáng đảng, tràn ngập ánh sáng, đặc biệt nhìn lên mái vòm là những hình uốn cong hướng lên bầu trời, được trang trí bằng những hoa văn giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn, những bức họa trên trên tường nói về cuộc khổ nản của Chúa Giê Su, những cửa sổ được trang trí bằng kính màu có các kiểu hoa văn khác nhau tạo ra một ánh sáng đầy màu sắc góp phần tô đậm vẻ trang nghiêm của nhà thờ.

Nhà thờ Đá Nha Trang không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách mà giới nhiếp ảnh cũng đặc biệt ưa thích điểm đến này ở xứ Trầm Hương. Nhà thờ mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào buổi sáng và buổi chiều.

+ Viện Hải dương học Nha Trang

Viện Hải dương học Nha Trang nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Đến thăm Viện Hải dương học Nha Trang, du khách được nhìn thấy những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính cùng hệ thống mẫu vật, hiện vật, sinh vật biển vô cùng phong phú, đa dạng.

Bảo tàng sinh vật biển trong Viện Hải dương học Nha Trang cũng lưu giữ trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, trong đó đặc biệt phải nhắc đến một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá là bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 18m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm.
Dulichgo
Là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á, Viện Hải dương học Nha Trang là một điểm đến không nên bỏ qua ở thành phố biển Nha Trang.

+ Hòn Mun

Hòn Mun là một trong những hòn đảo thơ mộng nhất trong hệ thống đảo của Nha Trang. Hòn Mun cách cảng Cầu Đá 10 km (khoảng 30 phút đi tàu).

Không chỉ hấp dẫn bởi cát trắng, biển xanh, những tổ yến hoang sơ trên cheo leo vách đá… nơi đây còn nổi tiếng là một trong những “thủy cung” giàu và đẹp nhất của biển Đông Nam Á.

Hòn Mun cũng là điểm đến nổi tiếng với nhiều dịch vụ biển và khám phá biển bằng tàu đáy kính và dịch vụ lặn biển.

+ Hòn Tằm

Hòn Tằm là một trong những hòn đảo nổi bật ở Nha Trang. Các công trình trên đảo Hòn Tằm được xây dựng khá công phu bởi thiết kế tuy hiện đại nhưng vẫn gần gũi với thiên nhiên.

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp nguyên sơ và thuần khiết cùng với địa thế nằm giữa vùng biển trong xanh bốn mùa đầy nắng gió, đảo Hòn Tằm trở thành địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Dulichgo
Đảo Hòn Tằm cũng hội đủ các trò chơi trên biển, phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi và tham quan như: tắm biển, bóng chuyền bãi biển, chèo thuyền Kayak, Floating Park hay các trò chơi cảm giác mạnh như: Flyboard, mô tô nước, dù bay… với những chỉ dẫn và báo giá rõ ràng.

Đặc biệt, nằm giữa đảo Hòn Tằm hiện nay còn có khu nhà cổ và làng nghề thủ công trên 200 năm tuổi, giúp du khách tìm hiểu truyền thống văn hóa địa phương với các nghề làm đồ gốm, dệt thổ cẩm, nấu rượu, thủ công mỹ nghệ… từ các nghệ nhân lành nghề; đồng thời còn được tự tay làm đồ gốm, dệt vải…

Theo Song Nguyên - Cinet.vn
Du lịch, GO!

Phố hàng rong đầu tiên ở Sài Gòn

By On tháng 8 31, 2017
(KPVN) - Phố hàng rong quận 1 vừa khai trương ngày 28/8 vừa qua trên đường Nguyễn Văn Chiêm.

Sau hơn một năm chuẩn bị và lên ý tưởng, 6 giờ sáng ngày 28/8 vừa qua, Phố hàng rong Sài Gòn đã chính thức khai trương địa điểm đầu tiên trên đường Nguyễn Văn Chiêm, quận 1. Trên cung đường ngắn chỉ khoảng 40m có tới 20 quầy bán đồ ăn đủ các món bún, cơm, hủ tíu, bánh mì, xôi....đặt san sát nhau vô cùng hấp dẫn, nhộn nhịp.

Nhiều người có dịp đến trải nghiệm đã khẳng định, phố hàng rong Nguyễn Văn Chiêm hứa hẹn sẽ trở thành một thiên đường đồ ăn vặt mới không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn.

Phố hàng rong mở cửa từ 2 lần một ngày, từ 6 - 9 giờ sáng và từ 11 - 14 giờ chiều. Có tổng cộng 20 quầy hàng trên tuyến phố dài 40m, tất cả đều được thiết kế dạng xe đẩy có tông màu trắng - xanh mát mắt.

Hộ buôn bán là những người nghèo, bán hàng rong được UBND phường Bến Nghé và Phòng Kinh tế quận lựa chọn. 100% người bán đã được huấn luyện về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phố hàng rong phục vụ người mua mang về là chủ yếu. Với những khách muốn ngồi ăn tại chỗ sẽ được sắp xếp ngồi phía sau các quầy hàng, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè.
Dulichgo
Cô Bích Liên (sinh năm 1954) chủ quầy xôi gà cho biết cô dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị, 5 rưỡi đã có mặt tại Phố hàng rong để bắt đầu việc buôn bán.

Một phần xôi dẻo thơm và đầy đủ gà, nấm như thế này của cô Liên chỉ có giá 12 nghìn đồng.
Dulichgo
Với những người muốn ăn đùi gà thay vì gà xé, một suất xôi sẽ là 20 nghìn.

Nồi bún mọc thơm phức khiến ai đi qua cũng phải ngoái đầu. Chủ tiệm bún cho biết, trước đây chị bán bún rong ở vỉa hè đường Nguyễn Du, mỗi ngày có thể bán được 200 tô nhưng luôn trong tình trạng lo lắng.
Dulichgo
Một tô bún mọc đầy đủ có giá 30 nghìn đồng.

Bún nước được đựng trong bát nhựa loại dùng một lần.

Cơm tấm Sài Gòn là một trong những món ăn không thể thiếu tại Phố hàng rong.
Dulichgo
Quầy cơm tấm được bày biện bắt mắt với trứng ốp, bì, chả, sườn, tóp mỡ...

Cô Lan (cán bộ Hội doanh nghiệp Quận 5) vui vẻ cho biết "Sáng nay (30/8) tôi có công việc tại gần đây, nghe nói Quận 1 mới mở Phố hàng rong nên tranh thủ ghé qua ăn thử. Tôi rất vui và ủng hộ ý tưởng về khu phố này".

Các món ăn tại Phố hàng rong rất phong phú, giá chỉ từ 10 nghìn - 30 nghìn một suất.
Dulichgo
Khay xíu mại bày biện sạch sẽ.

Quầy bánh mì heo quay hấp dẫn.

Quầy bánh ướt, bánh cuốn có giá bình dân chỉ 12-15 nghìn một suất.
Dulichgo
Bánh bao, bánh giò sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Chưa đến Trung thu nhưng những chiếc bánh nướng cũng đã nhanh chóng "góp mặt" tại Phố hàng rong.

Theo Hà My, Thục Quyên (Khám Phá VN)
Du lịch, GO!

Rừng ông già bạt ngàn cây trăm tuổi

By On tháng 8 31, 2017
(DVO) - Cái tên gọi "Rừng ông già" luôn được các thế hệ người dân tộc Mông, bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) nhắc đến như muốn nhắn nhủ thế hệ con cháu phải giữ lấy cánh rừng, giữ cho màu xanh cho quê hương.

< Một góc bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu hôm nay.

Con đường vào bản Lao Khô dài hơn 40 km, và phải mất hơn một giờ đồng hồ đi xe. Lao Khô nơi ghi những dấu ấn lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, có đài tưởng niệm bất diện dáng hình cánh hoa sen, hoa Chăm Pa đứng giữa núi rừng Lao Khô, tượng trưng mối tình đoàn kết anh em hai nước Việt Nam – Lào.

< Rừng của bà con dân tộc Mông bản Lao Khô.

Phát huy truyền thống cha ông, 113 hộ dân tộc Mông ở bản Lao Khô luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy ước hương ước bản làng.
Dulichgo
Những cánh xanh của bản vẫn còn nguyên sơ, ở đó những cây gỗ trăm tuổi vẫn hiên ngang trước nắng gió cùng người dân bản Lao Khô.

< Ông Tráng Lao Chính thường xuyên cùng dân bản trông giữ rừng Lao Khô.

Nói đến giữ rừng, phải nói đến những già làng của bản, những con người gương mẫu giữ rừng. Năm 2003 người cao tuổi của bản nhận bảo vệ rừng, từ đó đến nay ngày nào họ cũng phân lịch cho nhau để trông rừng, khi phát hiện phá rừng, kịp thời báo về ban quản lý bản để ngăn chặn. Tên gọi “Rừng ông già” có từ đó. Các già làng đã góp phần không nhỏ làm cho những khu rừng của bản không bị chặt phá.

< Người dân bản Lao Khô luôn ý thức bảo vệ rừng.

Ông Tráng Lao Chính, năm nay đã gần 70 tuổi, ông luôn khuyên bảo con cháu phải biết giữ lấy rừng cho bản làng.
Dulichgo
Ông Chính nói rằng, rừng là tài sản quý giá của bà con dân tộc Mông ở bản Lao Khô, rừng làm cho bầu không khí trong lành. Có rừng mới giữ được nguồn nước, giảm được xói mòn đất và hạn chế lũ quét. Người già, người lớn hiểu biết hơn thì phải bảo ban lớp trẻ không được phá rừng.

< Bà con bản Lao Khô đang kể với nhau những câu truyện giữ rừng.

Trò chuyện cùng anh Tráng Lao Khai, trưởng bản Lao khô, được biết, cả bản hiện có 7.770 ha rừng. Rừng được giao cho từng hộ bảo vệ. Bản lập  ra quy ước, hương ước bảo vệ rừng, tuyên truyền cho bà con không phá rừng làm nương rẫy.

Ngoài ra, bản còn vận động bà con chuyển những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng rừng, không để đất trống đồi trọc.

< Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô.

Những hộ có nhu cầu làm nhà phải báo cáo với ban quản lý bản cho phép mới được chặt cây, lấy số lượng bao nhiêu là đủ, không được chặt cây tùy tiện, tránh việc người dân lợi dụng việc làm nhà khai thác gỗ về bán.
Dulichgo
Nhà nào con cháu lớn, lập gia đình muốn làm nhà ở riêng, bản tạo điều kiện cho lấy gỗ. Theo anh Khai, "bảo vệ rừng là bảo vệ cho mình nên bà con dân bản Lao Khô ai cũng chấp hành, nên rừng của bản giờ xanh và đẹp lắm".

< Đường về bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài được nâng cấp giúp nhân dân đi lại thuận tiện hơn.

Bà con bản Lao Khô hôm nay cuộc sống tuy con nhiều khó khăn, nhưng ý thức bảo rừng luôn được bà con chấp hành, không phá rừng làm nương, không tiếp tay cho lâm tặc…Để ổn định cuộc sống cho bà con, hàng năm Nhà nước cũng chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân, vì vậy người dân có thêm động lực bảo vệ rừng. Liên tục nhiều năm bản Lao Khô chưa có vụ phá rừng nào xảy ra.

Rời bản Lao Khô, chúng tôi tin rằng với ý thức cao trong quản lý bảo vệ rừng của người dân trong bản, những cánh rừng nơi đây sẽ luôn xanh mãi với thời gian.

Theo Quốc Định (Dân Việt)
Du lịch, GO!

Đại Bình: Xứ sở Nam Bộ giữa lòng miền Trung

By On tháng 8 30, 2017
(ĐN43) - Tựa lưng vào núi, hướng mặt sông Thu Bồn thơ mộng, làng Đại Bình (Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam) e ấp dưới những bóng cây xanh, những chùm quả sum suê. Đây là làng quê nổi tiếng với nhiều cái nhất ở miền Trung: thanh bình nhất, nhiều cây trái nhất, nhiều người sống thọ nhất…

Trầm tích làng Đại Bình

Xưa kia làng được gọi với tên Đại Bường, các bô lão trong làng kể rằng trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cả vùng đất Quế Sơn không nơi nào không hứng chịu bom đạn khốc liệt, nhưng thật kỳ diệu làng Đại Bường vẫn bốn mùa cây trái xanh mượt, bình yên. Có lẽ vì thế nên ngày nay làng Đại Bường còn được đọc chệch thành Đại Bình (bình yên lớn).

Đại Bường giống như một bán đảo có đồi thấp, đồng ruộng, làng mạc, dòng sông và được bao bọc bởi hàng tre xanh. Làng như một chấm xanh ẩn trong lòng đầy quả lành trái ngọt giữa bàng bạc sông nước Thu Bồn.
Dulichgo
Người Đại Bình (xã Quế Trung, Nông Sơn) vẫn không thôi tự hào về làng mình, bởi những cảnh sắc như thơ, yên bình và êm ả mà đất trời ưu đãi. Sâu xa hơn, niềm trân quý quê hương ấy còn được đắp bồi bằng những vỉa tầng văn hóa được gìn giữ qua bao đời.

Ở đó có những gánh tuồng một thời nức tiếng làng trên xóm dưới, dựng nên đời sống tinh thần đẫm đầy hương quê. Gánh hát của ông Chơn, ông Phó Hường thuở nào, và bây giờ là những đội tuồng được thành lập từ người dân quê chân lấm tay bùn, vẫn đủ đầy xúc cảm nghệ thuật để níu giữ một loại hình truyền thống.

Cứ vài đêm, người làng lại tụ hội cùng nhau, để nghe những trích tuồng cũ, để giữ làng trầm mặc trước bao biến chuyển của đời sống hiện đại. Đời sống văn hóa này, âu là điều tất yếu, bởi những vun đắp từ nếp sinh hoạt đậm tính truyền thống của người Việt ở Đại Bình.

Ở làng, đêm ngủ không cần cài cửa ngõ, trẻ con ra đường gặp người lớn khoanh tay chào. Những ngày xuân, làng rộn ràng trong lễ hội truyền thống. Chỉ cần một ngày cùng người dân ở làng hòa vào nếp sống đẹp như cổ tích này, sẽ thấy lòng thật an nhiên, thư thái.
Dulichgo
Còn nhớ đầu xuân năm rồi về Đại Bình, chúng tôi được ông Nguyễn Quốc Tín (92 tuổi) kể cho nghe những thăng trầm của làng xưa, về những điều chỉ còn tồn tại trong ký ức. Đại Bình, theo lời ông Tín, cái may lớn nhất là làng được yên bình qua hai cuộc chiến tranh. Bởi, bọn giặc chẳng dại đóng quân ở một nơi mà trước mặt là sông, sau lưng là núi, dễ bị tập kích mà chẳng có đường thoái lui như Đại Bình.

Bom đạn cũng ít khi lạc đến làng, nên từ thuở lập làng, Đại Bình như một “an toàn khu” giữa núi rừng. Tuổi của ngôi làng đến nay cũng đã ngót nghét gần 300 năm. Ba thế kỷ, Đại Bình cứ lặng lẽ, bình yên với những gánh rau, mớ thịt heo gói lá chuối, từng mẹt cá sông theo các bà, các cô vô tới cổng nhà.

Không thể không nhắc đến vẻ đẹp của núi sông uốn lượn hòa quyện với nhau làm nên phông nền cho bức tranh thiên nhiên làng Đại Bình, với điểm nhấn là lũy tre bao quanh làng dọc theo sông Thu. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và yên bình này là nét cuốn hút lớn nhất, giữ cho làng phong thái bình yên, tĩnh lặng.

Những ngôi nhà bình dị lọt giữa vườn trái cây phong phú, sum sê của làng cũng là một trong những nét đẹp hiếm có của miền đất này. Sự thanh mát yên bình của những nếp nhà, cánh đồng lúa, những vụ mùa hoa màu trải dài trong tầm mắt. Ngôi làng bé nhỏ lọt giữa khung cảnh thiên nhiên hồn hậu tạo nên bao cuốn hút.
Dulichgo
“Làng Nam Bộ” nơi thượng nguồn

“Vườn Nam Bộ” là thương hiệu từ lâu của Đại Bình. Những giọt phù sa chắt chiu qua từng mùa lũ, từng tháng năm và biết bao thế hệ người Đại Bình đã ươm mầm cho những vườn cây trái sum sê với đủ loại đặc sản miền Nam như sầu riêng, măng cụt, cam, quýt.

Ẩn sau hành trình ươm mầm, sinh sôi của vườn cây trái là cả một công trình của tiền nhân, khi những hạt giống đưa về từ miền Nam mọc thành cây, rồi đâm cành, cho quả, xây nên niềm tự hào của người dân Đại Bình. Cộng thêm những tưới tắm từ thiên nhiên, đất làng này quanh năm cho rau xanh trái ngọt. Lạc giữa vườn quê Đại Bình, tưởng như đang ở trong bản tổng phổ màu của những họa sĩ chuyên nghiệp. Sắc vàng, sắc xanh, sắc trắng, nhuộm thêm cho nắng ươm vàng. Tháng ngày trôi trong những nhịp điệu yên ả. Có lẽ vì trời đất biết chọn vùng quê mà ưu đãi, nên Đại Bình – ngay ở tên gọi đã thấy cả một miền yên lành.

Cây trái Đại Bình còn đầy những thức quà để người ở quê mang đi thăm kẻ tha hương. Quả bưởi da xanh căng mịn, người dân nơi này quen gọi trụ lông, hay trái lòn bon chua chua ngọt ngọt, chùm quýt cứ lơ lửng vàng xanh trên cây… chừng đó cũng đủ nặng lòng người đi. Ông Nguyễn Trường Mỹ – Bí thư Chi bộ thôn Đại Bình chia sẻ rằng, cây trái ở làng mùa nào thức nấy. Người dân ở đây ngoài làm nông, nhà ai cũng có một khu vườn để vợ chồng con cái cùng chăm bón lúc nông nhàn. Ngoài ra, thôn cũng đã vận động bà con thay những rào kẽm gai bằng hàng chè tàu. Bao quanh làng là những rặng tre, đầu ngõ nhà là hàng chè tàu, lạc vào sân đã thấy bóng dáng cây trái, Đại Bình bốn mùa luôn xanh tươi và bình yên.
Dulichgo
Không chỉ giàu cây trái, những trầm tích văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, nếp sống của người làng Đại Bình cũng đủ để khách đường xa ấm lòng mỗi khi ngược nguồn tìm đến. Lòng mến khách, chân thật của người dân quê, những câu chuyện đối nhân xử thế đẹp như cổ tích luôn tồn tại ở ngôi làng tĩnh lặng này…

Rời Đại Bình trở về với nhịp sống ồn ào của đô thị, bên tai khách vẫn văng vẳng những câu thơ ông lái đò đọc:

Đại Bình quê ngoại đẹp như tranh
Qua bốn mùa tươi quả ngọt lành
Trước bãi lững lờ dòng nước biếc
Sau đồng hùng vĩ rặng non xanh

Đường đi đến làng Đại Bình
Dulichgo
Từ Đà Nẵng theo quốc lộ về hướng Tam Kỳ, đến ngã ba Hương An (huyện Quế Sơn) rẽ vào đường ĐT611, qua đèo Le (khách có thể dừng chân ở đây để thưởng thức món gà đèo Le nổi tiếng) đến thị trấn Trung Phước – trung tâm huyện Nông Sơn rồi qua đò là du khách tới Đại Bình; hoặc từ Trung Phước đi thêm 2 cây số qua cầu Nông Sơn để vào làng.

Từ tháng 3.2017, cầu Giao Thủy và công trình nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT610 (nối Nông Sơn - Duy Xuyên, qua đèo Phường Rạnh) hoàn thành đã mở ra cơ hội cho khách du lịch đến làng Đại Bình thuận tiện hơn.

Theo Đà Nẵng 43
Du lịch, GO!

Khám phá làng Đại Bình
Về Đại Bình uống rượu sầu riêng

Những ngọn núi xứng tầm di tích quốc gia

By On tháng 8 30, 2017
(BQN) - Đó là núi Thới Lới và Giếng Tiền, 2 trong 5 ngọn núi độc đáo hình thành từ dung nham núi lửa hàng nghìn năm trước ở huyện Lý Sơn.

Ngành VH-TT&DL tỉnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ di tích núi Thới Lới và Giếng Tiền, để UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia.

Thới Lới hùng vĩ

Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.

Đường lên đỉnh núi nay đã được thảm nhựa. Du khách có thể đi xe máy vòng qua cung đường cheo leo, một bên núi, một bên biển trông thật nên thơ và hùng vĩ. Lên đến đỉnh núi, trong làn gió mát, du khách thỏa sức ngắm nhìn biển xa thấp thoáng những con tàu.
Dulichgo
Dưới chân núi là những ruộng tỏi, ruộng hành vuông vức nằm san sát nhau tạo nên những ô bàn cờ đa sắc màu.

Sắc màu của đất đỏ bazan pha trộn với cát trắng lấy từ biển để trồng tỏi, trồng hành và màu xanh của hoa màu tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Nhìn chếch về phía đông bắc, cách cầu cảng chính gần 8km là di tích lịch sử chùa Hang- di tích văn hóa tâm linh của cư dân đất đảo.

Rảo chân đi trên đỉnh núi sẽ gặp một lòng chảo khổng lồ, đó là miệng núi lửa đã tắt từ nghìn năm trước, với vô số hình thù như nón, phễu, chóp, dạng bọt phong hóa, tro bụi núi lửa được xếp chồng lên nhau phơi trên bề mặt của núi.

GS.TS. Ibrahim Komoo (Malaysia)- Phó Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới công viên địa chất toàn cầu khẳng định: “Đây là di sản có giá trị rất cao, nếu được kết hợp với những dấu tích của phun trào núi lửa ở đảo Bé, Bình Châu và các vùng phụ cận, thì di sản văn hóa này đã đủ các yếu tố, để trở thành công viên địa chất toàn cầu”.
Dulichgo
Từ lâu, miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới đã hình thành một hồ nước có dung tích lên đến 30.000m3 cung cấp nước ngọt cho cư dân đảo Lớn. Nơi đây có cột cờ Tổ quốc cao trên 20m. Đứng trên đỉnh núi Thới Lới, cùng với cảm nhận về sự nên thơ, hùng vĩ của thiên nhiên, trong mỗi người dâng trào tình yêu biển đảo của Tổ quốc.

Giếng Tiền nên thơ

Nếu núi Thới Lới toàn đá, tạo nên vẻ hùng vĩ giữa lòng biển, thì núi Giếng Tiền lại pha đất đỏ bazan, với nhiều cây cỏ xanh tốt tạo nên vẻ đẹp nên thơ. Mùa này, Lý Sơn trời nắng nóng như đổ lửa, nhưng đến chân núi đã cảm nhận được không khí mát dịu.

Bà Đỗ Thị Hảo (71 tuổi) có nhà nằm dưới chân núi Giếng Tiền thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết: “Nhờ có rừng cây xanh tốt tạo nguồn sinh mạch mà giếng nước ở đồng Trũng cách núi chừng 30m không bao giờ cạn, thuận lợi cho người dân trồng hành, tỏi ”.

Theo các bậc cao niên, núi Giếng Tiền gắn liền với truyền thuyết cảm động về những hùng binh Hoàng Sa. Tương truyền rằng, ngày xưa khi những hùng binh Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ mà không trở về, người dân đất đảo phải nặn hình nhân thế mạng để chôn trong những ngôi mộ gió.
Dulichgo
Để làm hình nhân phải có đất sét, nên nhiều người đi tìm và phát hiện giữa núi lửa lại có một điểm toàn đất đỏ bazan, nhưng không một loài cây cỏ nào mọc được.

Nhiều người dân đất đảo cho là vùng đất thiêng, tinh khiết nhất, nên lấy đất đem về làm hình nhân. Có năm nắng nóng kéo dài, đất đảo khô hạn, dân trong vùng đào sâu trong lòng đất thì dòng nước ngọt tuôn ra, nên người dân đặt tên là Giếng Tiền.

Cứ sau tháng 10 âm lịch, đến mùa làm đất trồng tỏi, người dân đất đảo lại lên rìa núi Giếng Tiền lấy đất đỏ về làm lớp đất mặt kết hợp với cát biển có lẫn vỏ sò để trồng tỏi. Có lẽ đất đỏ ở núi Giếng Tiền đã góp phần làm cho tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon.

Theo Mai Hạ (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!

Popular